Giỏ hàng

Tiềm năng về ngành xuất khẩu gỗ tại Việt Nam

Tiềm năng về ngành xuất khẩu gỗ tại Việt Nam đã và đang ngày càng thể hiện rõ những vai trò của mình. 

Tiềm năng về ngành xuất khẩu gỗ tại Việt Nam

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang ngày càng thể hiện rõ những vai trò của mình. Đặc biệt chính là ở những hội nghị hoặc các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo trên thế giới. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành nghề trong nước nói chung. Trong số đó, ngành khai thác và chế biến gỗ cũng đang dần được đưa lên một vị thế mới với những tiềm năm hết sức to lớn.

Không thể phủ nhận một điều chính là Việt Nam có một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Do đó đã tạo cho người dân cơ hội để khai thác ngành nghề này. Theo con số thống kê vào khoảng thời gian những tháng cuối năm 2018, tỉ lệ xuất khẩu nội thất gỗ của Việt Nam chiếm khoảng 6% so với thế giới, ước tính khoảng 120 triệu USD.

Sở dĩ đạt được con số ấn tượng như thế này là xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến những yếu tố điển hình như sau:

- Nhu cầu thị trường gia tăng

Quy luật “cung – cầu” là điều đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Sẽ chẳng có một chủ doanh nghiệp nào lại đứng ra sản xuất hay cung cấp những sản phẩm mà hầu như chẳng có người tiêu dùng nào cần đến. Nhờ vào lượng tiêu thụ nội địa nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã tăng đáng kể giúp cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam có những chuyển biến tích cực hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, một số nước trên thế giới đang có xu hướng ưa chuộng và thích sử dụng các mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Điển hình có thể kể đến ở đây như Đức, Thụy Điển, Thụy Sĩ hay Mĩ,…

- Có nhiều cơ hội để mở rộng xuất khẩu

Theo trang Báo Mơi đã đưa tin “năm 2017, Việt Nam có 1.500 doanh nghiệp chế biến gỗ trực tiếp xuất khẩu, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ vượt con số 8 tỷ USD”, “Việt Nam có vị trí tốt trên bản đồ sản xuất gỗ của thế giới, đứng thứ nhất Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn cầu về xuất khẩu”.

Với những cơ hội đầy rộng mở như thế thì chúng ta cần nắm bắt ngay. Điều then chốt quyết định cho con đường đi lâu dài chính là phải làm sao để có thể đảm bảo chất lượng của gỗ, các sản phẩm làm từ gỗ. Uy tín cần được đưa lên hàng đầu và ưu tiên xem xét trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, để có thể đạt được những phát triển ngoạn mục, chúng ta cũng cần có những phương pháp để áp dụng khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất. Qua đó, sẽ tăng lên tiềm lực về năng suất lao động, đạt tỉ lệ cao cho ngành sản xuất gỗ nói riêng hay những ngành kinh tế khác nói chung.

 

Danh mục tin tức

Từ khóa